Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 36
  • Hôm nay: 1667
  • Trong tuần: 13096
  • Tất cả: 1635433
THƠ TRỮ TÌNH TRUNG ĐẠI
CHỦ ĐỀ : THƠ TRỮ TÌNH TRUNG ĐẠI
NGỮ VĂN LỚP 11 THPT
THỜI LƯỢNG DẠY HỌC: 7 tiết
(Bao gồm các bài học: Tự tình (Hồ Xuân Hương), Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến), Thương vợ (Tú Xương), Phân tích đề, lập dàn ý trong văn nghị luận, Thao tác lập luận phân tích và  Luyện tập)
I. Xác định mục tiêu bài học: Giúp học sinh
1. Kiến thức:
- Hiểu tâm trạng của nhân vật trữ tình trong các tác phẩm thơ trữ tình trung đại;
- Hiểu được hình tượng người phụ nữ trong các tác phẩm thơ trung đại;
- Nhận biết những dấu hiệu Việt hóa thơ Đường: dùng từ ngữ độc đáo, sắc nhọn, tả cảnh sinh động, đưa ngôn ngữ đời thường vào thơ ca;  
- Biết được các nội dung cần tìm hiểu trong một đề văn nghị luận; 
- Biết cách phân tích đề, xác lập luận điểm, luận cứ cho bài văn phân tích tác phẩm thơ;
- Biết thao tác phân tích và mục đích, yêu cầu, một số cách phân tích trong văn nghị luận.
2. Kỹ năng
- Đọc-hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại;
- Phân tích, bình giảng thơ qua gợi ý của giáo viên (phiếu học tập) 
- Biết phân tích đề và lập dàn ý bài văn nghị luận 
- Viết các đoạn văn phân tích phát triển một ý cho trước.
3. Thái độ
- Biết đồng cảm và trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của thi sĩ
- Biết yêu thương, chia sẻ với những người phụ nữ;
- Có ý thức vận dụng thao tác lập luận phân tích trong khi viết bài văn nghị luận
4. Định hướng góp phần hình thành các năng lực:
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực thẩm mĩ (cảm thụ và sáng tạo)
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề…
 II. Xác định và mô tả mức độ yêu cầu mỗi loại câu hỏi/bài tập côt lõi có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học

Phương diện

Nhận biết

Thông hiểu

                           Vận dụng

   Vận dụng

  Vận dụng cao

Tác giả

Những nét chính trong cuộc đời, sự nghiệp các tác giả

Tác phẩm

Giới thiệu sơ lược về tác phẩm

- Hiểu được giá trị của các yếu tố nghệ thuật trong tác phẩm

- Hiểu được tâm trạng của nhân vật trữ tình

- Hiểu được vẻ đẹp của người phụ nữ

- Phân tích được giá trị của các yếu tố nghệ thuật trong tác phẩm

- Phân tích được tâm trạng của nhân vật trữ tình

- Phân tích được vẻ đẹp của người phụ nữ

Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận (phân tích một tác phẩm thơ)

- Nhận biết những yếu tố cần thiết khi phân tích đề.

- Nhận biết được bố cục của bài văn phân tích một tác phẩm thơ

Lập dàn ý cho dạng bài phân tích tác phẩm thơ.

Thao tác lập luận phân tích

Nhận biết được đặc điểm, mục đích, yêu cầu và các cách phân tích.

Viết được đoạn văn phân tích về một vấn đề cho sẵn.


III. Biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả

Phương diện

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng

Vận dụng cao

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

Tác giả

Nêu những nét chính trong cuộc đời, sự nghiệp các tác giả.

Tác phẩm

Tác phẩm được sáng tác hoàn cảnh nào?

- Trong tác phẩm có những yếu tố nghệ thuật nào đáng chú ý?

- Tâm trạng của nhân vật trữ tình được biểu hiện thông qua những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ nào?

- Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ của các nhà thơ.

- Qua tác phẩm vẻ đẹp của người phụ nữ trong XHPK được thể hiện như thế nào?

- Phân tích được giá trị của các yếu tố nghệ thuật trong tác phẩm.

- Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ của các nhà thơ.

- Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong tác phẩm Tự tình/Câu cá mùa thu/Thương vợ

- Phân tích  vẻ đẹp của người phụ nữ trong bài thơ Tự tình/Thương vợ

Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận (phân tích một tác phẩm thơ)

- Khi phân tích đề cần chú ý những điều gì?

- Bài văn phân tích một tác phẩm thơ có bố cục như thế nào?

Lập dàn ý cho dạng bài phân tích bài thơ Tự tình

Thao tác lập luận phân tích

Nhận biết được đặc điểm, mục đích, yêu cầu và các cách phân tích.

Hiểu được bố cục của đoạn văn phân tích.

Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng

Lập dàn ý cho dạng bài phân tích bài thơ Câu cá mùa thu/ Thương vợ.

- Viết đoạn văn phân tích 1 biểu hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình trong tác phẩm.

- Viết đoạn văn phân tích 1 biểu hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình trong tác phẩm.

Hoạt động 4: Tìm tòi, mở rộng

Viết đoạn văn phân tích có vận dụng thao tác so sánh


IV. Xây dựng kế hoạch dạy học
* Hoạt động trước khi lên lớp: 
- Học sinh đọc - hiểu tác giả, tác phẩm (Tự tình - Hồ Xuân Hương)
- Hoàn thành phiếu học tập (Sau khi học bài Tự tình và kĩ năng liên quan) 
*Hoạt động khi lên lớp:
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
2.1. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
Bằng phương pháp, kĩ thuật dạy học vấn – đáp, GV hướng dẫn HS tìm hiểu được những nét cơ bản về cuộc đời và đặc điểm phong cách nghệ thuật của Hồ Xuân Hương.
2.2. Đọc - hiểu văn bản
Áp dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học vấn – đáp, hoạt động nhóm, thuyết trình, GV giúp HS hiểu và phân tích được các đặc điểm nghệ thuật trong bài thơ để tìm hiểu về tâm trạng của nhân vật trữ tình; cảm nhận được số phận, vẻ đẹp và khát vọng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
2.3. Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận
Qua phần phân tích bài thơ Tự tình, HS liệt kê được các bước tìm hiểu một bài thơ, biết cách lập dàn ý chi tiết cho dạng bài phân tích một bài thơ.
2.4. Thao tác lập luận phân tích
Thông qua hệ thống câu hỏi, GV định hướng giúp  HS hiểu mục đích và yêu cầu của thao tác lập luận phân tích; HS biết cách viết một đoạn văn/bài văn phân tích.

3. LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG
3.1. Viết đoạn phân tích 2 câu thơ đề/thực/luận/kết của bài thơ Tự tình
3.2. GV phát phiếu HT và yêu câu HS dựa vào Phiếu học tập, phân tích bài thơ Câu cá mùa thu, Thương vợ
3.3. HS viết đoạn phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình thể hiện trong hai câu thơ cuối của bài thơ Câu cá mùa thu 
3.4. HS viết đoạn phân tích một nét đẹp của bà Tú trong bài thơ Thương vợ
4. HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG
HS viết đoạn văn phân tích có vận dụng thao tác so sánh.

V. Rút kinh nghiệm
- HS sau khi học xong các tiết đọc – hiểu bài thơ Tự tình (Hồ Xuân Hương), sẽ biết cách vận dụng kiến thức, kỹ năng để phân tích các bài thơ khác.
- Dạy học theo chủ đề giúp nâng cao hiệu quả của hoạt động luyện tập – vận dụng trong chuỗi hoạt động dạy học đọc hiểu văn bản văn học; tích hợp rèn kỹ năng làm văn NLVH (dạy tạo lập văn bản); tích cực hóa hoạt động học của học sinh, góp phần phát triển năng lực chung và năng lực văn học của người học.


Trần Thị Yến