Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 33
  • Hôm nay: 918
  • Trong tuần: 6230
  • Tất cả: 1904955
GIỚI THIỆU SÁCH “TOTTO-CHAN BÊN CỬA SỔ” – KUROYANAGL TETSUKO
Với tôi, mỗi quyển sách như một tách trà. Khi uống một tách trà, tôi không chỉ uống một thức uống bình thường mà còn đang cảm nhận sức sống mơn mởn của những lá chè tươi xanh với những giọt sương lung linh trong sớm mai. Hương thơm tỏa ra theo làn khói nóng của chén chè là sự hòa quyện giữa hương lá trà, hương gió trời, hương đất,hương đồng nội. Mỗi tách trà là một linh hồn, một câu chuyện. Và vì thế đối với tôi, trà như một thứ nước làm xoa dịu tâm hồn, nhắc đến nó là nhớ ngay đến sự thanh đạm, nhẹ nhàng và thư thái. Nếu bạn hỏi tôi về một tách trà tôi yêuthích, tôi sẽ không ngần ngại mà nói rằng: “Totto-chan bên cửa sổ”.

Với tôi, mỗi quyển sách như một tách trà. Khi uống một tách trà, tôi không chỉ uống một thức uống bình thường mà còn đang cảm nhận sức sống mơn mởn của những lá chè tươi xanh với những giọt sương lung linh trong sớm mai. Hương thơm tỏa ra theo làn khói nóng của chén chè là sự hòa quyện giữa hương lá trà, hương gió trời, hương đất,hương đồng nội. Mỗi tách trà là một linh hồn, một câu chuyện. Và vì thế đối với tôi, trà như một thứ nước làm xoa dịu tâm hồn, nhắc đến nó là nhớ ngay đến sự thanh đạm, nhẹ nhàng và thư thái. Nếu bạn hỏi tôi về một tách trà tôi yêuthích, tôi sẽ không ngần ngại mà nói rằng: “Totto-chan bên cửa sổ”.

“Totto-chan bên cửa sổ" là một tác phẩm được chấp bút bởi nhà văn thiếu nhi Kuroyanagi Tetsuko. Sau khi xuất bản lần đầu vào năm 1981, cuốn sách đã gây được tiếng vang lớn không chỉ tại Nhật Bản mà còn trên toàn thế giới. Cuốn sách được nhiều thế hệ trẻ em yêu thích và đượ cdịch ra 33 thứ tiếng khác nhau. Khi bản tiếng Anh của Totto-chan xuất bản tại Mỹ, tờ “The New York Times” đã đăng liền hai bài giới thiệu trọn trang, một vinh dự hầu như không tác phẩm nào có được. Đấy là những gì tôi biết khi đọc xong cuốn sách.

Lần đầu tiên gặp bạn ấy, tôi bị thu hút bởi cái tên ngộ nghĩnh và bìa sách vô cùng đáng yêu. Khi biết bạn ấy do nhà xuất bản Nhã Nam phát hành thì tôi không ngần ngại mua về. Những quyển sách của Nhã Nam luôn làm tôi hài lòng về thiết kế và nội dung. “Totto-chan bên cửa sổ” dày khoảng 355 trang, khổ 14×19cm. Đặc biệt còn có thêm những bức tranh minh họa màu của họa sĩ Nhật Bản Iwasaki Chihiro. Những điều ấy đã làm tôi “gục ngã” trước bạn ấy ngay từ cái nhìn đầu tiên và quyết định mang bạn ấy về nhà.

Cô bé Totto-chan hiếu động và hay tò mò, năng động và lạ lùng so với bạn bè cùng lứa. Chính vì thế em bị thôi học ở trường Tiểu học. Mẹ em đành phải gửi em đến Trường Tomoe. Đây là một ngôi trường kỳ lạ với lớp học là những toa tàu cũ, cả trường chỉ có 50 học sinh. Những học sinh ở đây ai cũng đều đặc biệt. Ngôi trường “kì lạ” này cùng với những phương pháp dạy tiến bộ của thầy Kobayashi đã giúp Totto-chan và những học sinh ở đây được tự do phát triển và khám phá được những khả năng của bản thân. Cuốn sách khắc họa tình thầy trò đáng kính, tình bạn đáng quý và con người Nhật Bản ám ảnh với Thế Chiến II. “Totto-chan bên cửa sổ” không chỉ là những bài học của người thầy vĩ đại Kobayashi mà còn là cách học tập cái tốt lẫn nhau của con người, sự gần gũi của con người và thiên nhiên.

Totto-chan, Totto-chan,... em có tất cả những gì mà tôi mong muốn : sự tự do và hồn nhiên. Mặc dù bị mọi người đánh giá là hư hỏng nhưng không vì thế mà cô bé tự ti, tự bó mình vào những cái khuôn do ngườikhác đặt ra. Em vẫn vui tươi làm những gì khiến mình hạnh phúc. Em sẵn sàng chia sẻ niềm vui của mình với người khác. Em hạnh phúc, em yêu đời, em mặc kệ những định kiến của mọi người. Tự do như thế, mấy ai có được?

Để có một Totto-chan như thế thì không thể không nói đến công lao của mẹ bé. Tôi chợt nhớ đến người mẹ của nhà bác học Thomas Edison, mặc dù con mình bị xem là một đứa lập dị nhưng bà không không bao giờ trách mắng mà ngược lại luôn bên cạnh ủng hộ con trai mình. Cả hai bà mẹ đều sát cánh bên đứa con của họ và không bao giờ tỏ ra buồn rầu, thất vọng.Có một lần Totto-chan nói dối mẹ về cái váy bị rách rằng đó là một tai nạn (nhưng thật ra là do cô bé nghịch ngợm chui qua hàng rào) thế mà mẹ bé lại không hề tức giận, ngược lại còn cảm thấy vui vì Totto-chan biết lo lắng, suy nghĩ.Chính sự khác biệt trong suy nghĩ so với số đông của mẹ bé đã giúp Totto-chan luôn tự do, vui tươi và mở ra cuộc gặp định mệnh giữa Totto-chan và thầy Kobayashi.

Quả không ngoa nếu nói thầy Kobayashi là mộtnhà giáo dục đi trước thời đại. Thầy khuyến khích các em tự do khám phá thế giới chung quanh. Thầy đề cao những kĩ năng thực tiễn hơn là chỉ chăm chăm vào kiến thức. Thầy không chỉ là một thầy hiệu trưởng có tâm mà còn là một người bạn thân thiết của học sinh trường Tomoe. “Hãy để các em phát triển tự nhiên.Đừng cản trở khát vọng của các em. Ước mơ của các em lớn hơn mơ ước của các thầy cô nữa". Phương pháp giáo dục của thầy đến tận bây giờ vẫn là phương pháp lý tưởng mà chúng ta đang theo đuổi.

Tôi của trước và sau khi đọc Totto-chan khácbiệt lớn nhất chính là suy nghĩ được giải phóng. Cô bé Totto-chan truyền đến cảm hứng sống tự do, tích cực và nhiệt huyết. Ngẫm nghĩ lại, bản thân thường ghét những nguyên tắc bó buộc, khuôn khổ chật hẹp nhưng lại quên mất chính mình đang tự đặt mình vào đó. Và có lẽ vì thế nên bản thân luôn mang đôi mắt khắt khe nhìn cuộc sống. Kì thực, việc quá để ý đến ánh nhìn xung quanh vô tình ngăn cản sự phát triển của cá nhân. Tại sao phải e dè sợ hãi khi làm những điều khiến mình hạnh phúc? Tại sao phải lo lắng về cái nhìn của ai đó? Thật vô lí khi tôi ném cho đời đôi mắt khắt khe nhưng lại muốn đời nhìn tôi với đôi mắt dễ chịu. Kì lạ thật, kì lạ thật, cứ đơn giản như Totto-chan, cứ đơn giản là chính mình không phải tốt hơn sao?. Chẳng phải điều mà chúng ta mong muốn nhất là hạnh phúc bản thân sao, cớ gì lại tự mình làm mình ngột ngạt?

Vốn dĩ biết rằng cuộc sống muôn vàn màu sắc nhưng trước đây tôi lại cứ khăng khăng nhìn đời qua một lăng kính. Khi gặp được Totto-chan, mẹ cô bé và thầy Kobayashi tôi mới chợt nhận ra rằng chẳng có vấnđề nào không thể giải quyết được, chỉ là bản thân không chịu nhìn theo hướng khác. Có bao giờ mẹ Totto-chan tuyệt vọng về con đứa con gái của mình? Họ không phải là những con người mang tư tưởng số đông, họ luôn cố gắng nhìn mọi thứ theo hướng tích cực. Cùng một bầu trời tại sao người thì lại thấy màn đêm tăm tối, người thì lại thấy lấp lánh những vì sao? Việc nhìn nhận mọi thứ cũng mộtphần thể hiện cách suy nghĩ ở mỗi người. Cuộc sống luôn tồn tại nhiều sắc thái khác nhau, tôi phải mở đôi mắt và tấm lòng để đón nhận bao điều lí thú.

Một trong những phương pháp dạy của thầy Kobayashi mà tôi thích nhất chính là gần gũi với thiên nhiên. Những buổi ngoại khóa ngoài trời của trường Tomoe, những lần lấy thiên nhiên làm thi hứng,...giúp học sinh yêu quý thiên nhiên như một người bạn. Khi con người cùng hòa hợpvới thiên nhiên, tâm sẽ thấy thanh tịnh, bao muộn phiền sẽ nhanh tan biến...Tìm đến thiên nhiên như một liệu pháp an thần sẽ tốt hơn nhiều việc cứ up status lên mạng xã hội. Đọc Totto-chan mới thấy cuộc sống không gắn liền với những công nghệ mới thật thoải mái làm sao. Tách trà “Totto-chan bên cửa sổ”tựa một chốn tìm về thời quá khứ xa xăm khi chúng ta giao tiếp với nhau chẳng còn qua smartphone mà qua cốc nước, bữa ăn.

Chỉ khi có những đứa trẻ như Totto-chan được nhiều người chấp nhận, chỉ khi có những bậc phụ huynh có suy nghĩ như mẹ Totto-chan và chỉ khi có những nhà giáo dục có tâm và dám đối mặt với thách thức như thầy Kobayashi thì khi ấy mới ngày càng có nhiều ngôi trường như Tomoe xuất hiện. Và cũng khi ấy ta mới tiếp cận được phương pháp giáo dục tiến bộ mà chúng ta hằng mong ước. “Totto-chan bên cửa sổ” không chỉ là một tác phẩm văn học dành cho trẻ nhỏ mà ẩn chứa sâu bên trong là những triết lí sâu sắc. Và thật bất ngờ khi “Totto-chan bên cửa sổ” là một cuốn tự truyện dựa trên chính câu chuyện tuổi thơ của tác giả. Ta có quyền và cơ sở để tin rằng sẽ gặp lại Totto-chan ở hiện thực cuộc sống.

                                                         LÊ THỊ THANH VÂN

                            LỚPVK10 - TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN, NINH THUẬN

Bài viết đạt giải chuyên đề bài chia sẻ cảm tưởng haynhất trong cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọcnăm 2019.